Đang online: 5  |   Hôm qua: 1845  |   Lượt truy cập: 1736028
Trang chủ > Cho thuê lại lao động > Dịch vụ cho thuê lại lao động toàn quốc
Dịch vụ cho thuê lại lao động toàn quốc

CÔNG TY CUNG ỨNG NHÂN LỰC |DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG|VILADO

Một số các Doanh Nghiệp Việt Nam đã và đang đối diện với khả năng sụt giảm doanh thu, và các khả năng thu hồi vốn chậm. Thị trường các Công Ty Cung Ứng Nhân Lực đang ảnh hưởng do tác động giảm từ các đơn hàng nước ngoài. Doanh Nghiệp nhận diện cần nhận diện mối nguy và hành động "cũng cố" trong thời kỳ khủng hoảng hậu Cov19.

Toàn cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực Đông Nam Á đối diện với Cov19

Số lượng người chết và nhiễm bện do virust Cov19 gây ra hiện đang vấn đề được các Quốc Gia quan tâm. Thiệt hại về nhân mạng đó là điều quá lớn lao mà chúng ta không thể thể hiện bằng con số được. Vấn nạn các Quốc Gia trên thế giới là làm sao đẩy lùi dịch bệnh nhanh nhất có thể , và làm cách nào để khôi phục nền kinh tế Quốc Gia.

Hầu hết các cường quốc kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật, đều phụ thuộc vào chuỗi cung ứng  từ Trung Quốc. Các phụ kiện điện – điện tử phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc (chiếm 30% xuất khẩu trên toàn cầu). 290 trong số 800 nhà cung cấp của Apple có trụ sở tại Trung Quốc và quốc gia này chịu trách nhiệm cho 9% sản lượng TV toàn cầu. Hãng Hyndai Hàn Quốc đã có nguy cơ tạm dừng sản xuất do thiếu hụt nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Chẳng hạn Gã khổng lồ ô tô Mỹ-Ý Fiat Chrysler cảnh báo họ đang phải vật lộn tìm kiếm các phụ tùng thay thế khi sự phong tỏa bởi ảnh hưởng dịch bệnh Cov19 đã lây lan. Khu vực châu Á cũng chịu những thiệt hại đáng kể. Hơn 1/3 hàng hóa nhập khẩu vào Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines đến từ Trung Quốc. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo (3/2020), dịch Covid-19 có thể là đòn giáng mạnh vào kinh tế châu Âu với mức độ nghiêm trọng tương tự cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tốc độ phát triển của năm 2020 cho tất cả các nước sẽ ở dưới mức 2.5%, mức được xem là ngưỡng suy thoái với kinh tế thế giới. Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, 3/2020) mức thiệt hại kinh tế có thể lên đến con số 1,000 tỷ usd trong năm nay. (Nguồn tổng hợp: thu thập nhiều nguồn khác nhau)

Trong khủng hoảng sẽ có cơ hội.

Tổ tư vấn kinh tế Oxford Economics dự kiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu xuống 2,3% vào năm 2020, giảm từ 2,5% - con số đánh dấu sự tăng trưởng hàng năm yếu nhất kể từ năm 2009. Còn đối với Việt Nam, Covid-19 có thể coi là “cú sốc” với nền kinh tế. Dù Chính phủ đang chuẩn bị các kịch bản theo tình hình dịch Covid-19 để chủ động ứng phó, nhưng theo báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế xã hội Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã giảm mức dự báo GDP từ 6,8% xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II- mức thấp nhất trong 7 năm gần đây. (Nguồn VCCI)

Điều đó, đang gióng lên một cảnh báo rằng khi bạn quá lệ thuộc vào ai đó thì khả năng khủng hoảng dây chuyền sẽ tác động đến toàn chuỗi. Trứng không thể để hết vào trong một giỏ. Có thể qua giai đoạn khủng hoảng này, các Quốc gia có khoảng đầu tư lớn vào Trung Quốc sẽ cân nhắc việc điều chuyển các hoạt động sản xuất sang một nước thức ba khác có khả năng đáp ứng được yêu cầu gia công; hoặc sẽ chuyển các nhà máy về lại nước sở tại cũng là cách tạo ra việc làm cho người dân của mình. (Đa số các nước phương Tây xây dựng nhà máy sản xuất tại các Quốc gia khác nếu giá nâng công thấp; đây là yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất thấp). Việt Nam tận dụng thời cơ này, có thể kêu gọi thêm các nhà đầu tư nước ngoài, các nước phương Tây có thể dịch chuyển và đặt các nhà máy sản xuất, các văn phòng thương mại sau thời kỳ hậu Cov19 tại Việt Nam. Việt Nam sẽ có cơ hội mới nếu các nước phương Tây rục rịch cân nhắc giảm thiểu phụ thuộc quá nhiều các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Điểm đích đến thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư lớn có thể là Việt Nam!

Doanh Nghiệp nhận diện mối nguy và cũng cố trong thời kỳ khủng hoảng hậu Cov19

Một số các Doanh Nghiệp Việt Nam đã và đang đối diện với khả năng sụt giảm doanh thu, và các khả năng thu hồi vốn chậm. Thị trường các Công Ty Cung Ứng Nhân Lực đang ảnh hưởng do tác động giảm từ các đơn hàng nước ngoài. Công ty TNHH MTV Vì Lao Đng cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng tôi cân nhắc và cũng cố các dịch vụ giải pháp nhân sự thêm cho các khách hàng của mình như dch v tính lương, dch v BHXH,...

Rủi ro, nguy cơ đều có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào mà khó có khả năng dự báo được, vì vậy tùy thời điểm mà chúng ta có phương án xử lý khác nhau. Theo đánh giá của tôi thì, Doanh Nghiệp cần chú trọng các điểm như sau:

1.      Cần xem xét lại tổng chi phí hoạt động Doanh Nghiệp, có loại chi phí nào chưa phù hợp và cần xem xét lại hoặc không cần thiết, thì hãy cắt giảm.

2.      Cần đánh giá năng lực làm việc của CBNV (việc họp với các nhân viên báo cáo trực tiếp định kỳ hằng tháng. Đồng thời đánh giá thành tích cá nhân cũng như thái độ CBNV phù hợp văn hóa Công ty ít nhất 2 lần/năm), qua đó nên tái cấu trúc bộ máy nhân sự. Giữ lại người phù hợp đi trên chuyến xe.

3.      Cần mang lại giá trị thặng dư cho các khách hàng thân thiết, khách hàng đã & đang mang lại lợi nhuận tốt cho Công ty bằng các chương trình hỗ trợ đặt biệt. Khi khách hàng thoát khỏi khủng hoảng là lúc chúng ta bức phá.

4.      Cần đem lại sự đồng cảm cùng khách hàng qua các hành động chăm sóc khách hàng; không nhất thiết khoa trương.

5.      Cần đẩy mạnh marketing phương pháp ít tốn kém nhất có thể (chẳng hạn fb, google adv,...)

6.      Cần thắt chặt sự đoàn kết nội bộ, tận dụng thời gian đào tạo nhân sự nội bộ, cũng cố kiến thức CBNV và các điểm còn yếu kém.

7.      Cần đẩy mạnh công nghệ để hổ trợ tối đa trong hoạt động kinh doanh (trong bán hàng, kế toán, họp hành...) khi điều kiện hạn chế giao thương, nâng cao sự tiện ích thanh toán, mua & bán sản phẩm.

8.      Cần xây dựng các phương án dự phòng cho các tình huống rủi ro.

 

Để kết thúc bài viết, tôi viện dẫn lời nói của Mark Zuckerberg (CEO của Facebook) “Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, chiến lược duy nhất chắc chắn dẫn đến thất bại là không chấp nhận rủi ro”. Chúng ta chấp nhận rủi ro, cần sự nhẫn nại, bình tĩnh và kiên trì để vượt qua những thử thách.

 

Ngày 06/05/2020

Trang Trần| Scarlet Trần| Website: http://vilado.vn/

quynhnguyen@viladodong.vn – Hotline: 090 155 0386