Đang online: 9  |   Hôm qua: 1845  |   Lượt truy cập: 1736028
Trang chủ > Chia sẻ > Văn Bản Pháp Luật Về Lao Động
Văn Bản Pháp Luật Về Lao Động

Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

CHÍNH PHỦ

--------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

 

Số: 55/2013/NĐ-CP

 

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2013

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

 

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 3 ĐIỀU 54 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, VIỆC KÝ QUỸ VÀ DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

 

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

 

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

 

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động,

 

Chương 1.

 

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 

Nghị định này quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

 

2. Bên thuê lại lao động.

 

3. Người lao động thuê lại.

 

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

 

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác (sau đây viết tắt là doanh nghiệp cho thuê).

 

2. Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian xác định và thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê để bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động.

 

3. Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê, được doanh nghiệp cho thuê cho thuê lại để làm việc theo sự điều hành của bên thuê lại lao động trong một thời gian xác định.

 

Điều 4. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động

 

1. Đối với doanh nghiệp cho thuê:

 

a) Trả tiền lương và chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động;

 

b) Cho doanh nghiệp khác mượn hoặc mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;

 

c) Thu phí đối với người lao động thuê lại hoặc thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động;

 

d) Cho thuê lại lao động nhưng công việc thuê lại không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thực hiện việc cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;

 

đ) Thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.

 

2. Đối với bên thuê lại lao động:

 

a) Thu phí đối với người lao động thuê lại;

 

b) Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê;

 

c) Sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

 

Chương 2.

 

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

 

MỤC I. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

 

Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

 

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

1. Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng;

 

2. Bảo đảm vốn pháp định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

 

3. Có trụ sở theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

 

4. Người đứng đầu doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

 

Điều 6. Điều kiện vốn pháp định đối với hoạt động cho thuê lại lao động

 

1. Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng.

 

Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

 

2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:

 

a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;

 

b) Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được

 

 

Các bài liên quan