Đang online: 13  |   Lượt truy cập: 1734190
Trang chủ > Giới thiệu > Giá trị Văn Hóa "Tận Tâm"
Giá trị Văn Hóa "Tận Tâm"

 

 

02. GIÁ TRỊ VĂN HÓA "TẬN TÂM"

 

SLOGAN: “ Sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên số một trong suy nghĩ và hành động”

1.     Cam kết và Trách nhiệm

2.     Trân trọng và Lắng nghe

3.     Chân thành và chính trực

4.     Trung thực và Dũng cảm

5.     Trí tuệ và Sáng tạo

 

1.     Trí tuệ và Sáng tạo

1.  Cam kết  và Trách nhiệm trong văn hóa “Tận tâm”:

 

-       Làm đúng cam kết và nhận trách nhiệm;

-       Thành thật xin lỗi và không tranh luận đúng sai với Khách hàng ;

-       Cam kết và thực hiện đúng lời hứa với khách hàng;

-       Giao đủ số lượng, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng.

 

  2.  Trân trọng và Lắng nghe trong văn hóa “Tận tâm”:

 

 -       Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên trong suy nghĩ, hành động.

-       Luôn lắng nghe mọi nhu cầu của Khách hàng;

-       Đối xử công bằng với tất cả khách hàng;

 

-       Luôn trân trọng, thân thiện, vui vẻ.

 

  3.   Chân thành và Chính trực trong văn hóa “Tận tâm”: 

 

- Trong công việc, trước khi tận tâm nhất định phải có chính trực;

- Nhận thức được rõ ràng việc mình phải làm, từ đó dồn công sức và tâm huyết của mình vào đó;

- Nhận thức đúng đắn những gì mình đang có, biết rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình;

- Tôn trọng bản thân và không bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường xung quanh. Sống chân thực, làm việc chân thực, nói lời chân thực;

- Chân thành, chính trực trong Tận tâm là để soi lại chính bản thân mình, không dùng để đánh giá người khác, cũng không dùng để người khác đánh giá bạn.

 

  4.   Khiêm tốn và Dũng cảm trong văn hóa “Tận tâm”:

 

- Không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được;

- Người tận tâm cần tập trung vào công việc của mình, kết quả của mình. Không khoe khoang, cố chấp hay thể hiện mình;

- Có khả năng chịu được áp lực, bền bỉ và kiên nhẫn để đạt được điều mình cần làm và làm những điều phải làm;

- Không hèn nhát, không sợ hãi khi đối diện khó khăn, kiên trì bền bì với công việc của mình, với mục đích của mình.

 

  5.   Trí tuệ và Sáng tạo trong văn hóa “Tận tâm”: 

 

- Không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao nhận thức của bản thân để có  khả năng giải quyết được các vấn đề một cách chính xác và đúng đắn;

- Khám phá giới hạn của bản thân và tìm cách vượt qua giới hạn đó;

- Tìm tòi, học hỏi và sáng tạo những mô hình, ứng dụng mới nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc và cuộc sống. 

 

   (A) Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Tận tâm”:

1. Các biểu hiện tích cực của văn hoá “Tận tâm”:

-       Đảm bảo thực hiện đúng cam kết và nhận trách nhiệm đối với khách hàng, người lao động và mọi người xung quanh như đúng quy trình, không làm dối, không làm tắt…;

-       Luôn đặt yêu cầu, sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên số một, thực hiện công việc một cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhất; Ví dụ: đối với GSNS, cần giao đủ số lượng lao động, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng;

-       Thành thật xin lỗi và không tranh luận đúng sai mà tìm cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất là trân trọng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng;

-       Luôn chủ động Cười – Chào – Cảm ơn luôn xem khách hàng, người lao động và đồng nghiệp như người thân;

-       Luôn có tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp và mọi người xung quanh;

-       Khi xảy ra vấn đề phát sinh tự đánh giá lại bản thân, nhận trách nhiệm, không đẩy trách nhiệm cho người khác. Đồng thời đưa ra hành động và cam kết để khắc phục tình trạng đó và để khôi phục niềm tin của mọi người;

-       Luôn trong tinh thần làm việc vui vẻ và cởi mở trong giao tiếp;

-       Luôn trong tinh thần hăng hái và hăng say khi được giao nhận nhiệm vụ mới, dự án mới;

-       Luôn trong tinh thần đoàn kết & tương trợ lẫn nhau trong tập thể công ty, vì mục tiêu công ty phát triển nhằm đạt được kế hoạch chung của công ty.

2. Cách hiểu văn hoá “Tận tâm”:

- Chúng tôi quan niệm rằng: Tận tâm là dốc hết sức, hết lòng để làm một công việc dù lớn hay nhỏ bằng tất cả tâm huyết. Cố gắng hết khả năng trách nhiệm để hoàn thành trọn vẹn công việc, bằng tất cả tâm sức và tấm lòng, luôn làm việc đến kết quả cuối cùng;

- Chúng tôi luôn lấy khách hàng là trung tâm, luôn đặt mong muốn và yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu nhằm mang đến sự trải nghiệm dịch vụ tốt nhất;

- Chúng tôi luôn đặt giá trị văn hóa Tận tâm khi tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi công việc trong tất cả mọi mối quan hệ.

3. Ý nghĩa của văn hoá “Tận tâm”

-    Tận tâm là một yếu tố quan trọng. Không chỉ trong công việc mà còn ở các khía cạnh khác của cuộc sống. Từ việc tận tâm với khách hàng, người lao động, các mối quan hệ cho đến chính bản thân mình.

-    Tận tâm là cố gắng hết khả năng, sức lực, tâm huyết để hoàn thành công việc, mang đến hiệu quả mà khách hàng mong muốn, sự hài lòng của người lao động. Luôn đứng ra chịu trách nhiệm và xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh nhất và hiệu quả tốt nhất.

-    Đối với khách hàng, người lao động sự tận tâm được thể hiện với nhiều hình thức, nội dung khác nhau như sự lắng nghe, cam kết, trân trọng, trách nhiệm…qua đó khách hàng hài lòng, tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của công ty, người lao động tin yêu, vui vẻ khi trở thành nhân viên của công ty;

-    Đối với bản thân và mọi người khi tận tâm sẽ tạo ra cho mình và môi trường xung quanh luôn có suy nghĩ tích cực, vui vẻ hợp tác từ đó hiệu quả và nâng suất công việc được nâng cao góp phần phát triển công ty và bản thân.

4. Lý do cần có văn hoá “Tận tâm”

Khi chú trọng sự hài lòng của khách hàng từ những điều nhỏ nhất, cũng có thể mang đến sự khác biệt của công ty chúng ta và các công ty khác;

-       Một cá nhân tận tâm với công việc sẽ thúc đẩy cả tập thể tận tâm với công việc, giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị văn hóa riêng của mình, từ đó mang tới cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất.

  Một tập thể tận tâm sẽ hoàn thành tốt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng uy tín cho tổ chức. Ngược lại, khi doanh nghiệp có lợi nhuận và uy tín cao thì nhân viên chắc chắn phát triển song hành cùng sự lớn mạnh của Công ty.

5. Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Tận tâm”

-       Sự tận tâm của mỗi cá nhân đều đem lại nguồn lợi ngay trước mắt cho họ đó chính là trải nghiệm, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng…;

-       Khi giải quyết những việc nhỏ bằng cả sự tận tâm, tinh thần và trách nhiệm của mình. Khi đó bạn sẽ dễ dàng có được niềm tin của người khác, các cơ hội làm việc lớn hơn cũng sẽ nhanh chóng đến với bạn.

-       Khi tận tâm trong công việc và mang lại kết quả tốt, giá trị của bản thân được nâng cao, ghi nhận, từ đó cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng luôn có cái nhìn và đánh giá cao về mình tạo đà cho sự phát triển trong tương lai;

-       Tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty và khách hàng.

6. Tập thói quen văn hóa Tận tâm như thế nào?

Thường xuyên lấy nhu cầu của khách hàng làm trọng tâm trong trong công việc;

- Trong công việc hàng ngày dù là việc lớn hay nhỏ nên lấy tận tâm khi giải quyết vấn đề, từ đó giá trị văn hóa tận tâm đã tự động được hình thành trong ý thức của mỗi người.

- Phát triển dịch vụ dựa theo nhu cầu của khách hàng, cùng nỗ lực để tập thể luôn xem trọng khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo và làm hài lòng khách hàng đem lại hiệu quả cao;

-       Một tổ chức khi có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mà hầu hết đều mang trong mình tinh thần luôn tận tâm, trách nhiệm cho công việc thì tổ chức đó chắc chắn sẽ phát triển.

     7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa tận tâm, chưa xem trọng văn hóa Tận tâm thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?

        Khi ai đó thiếu tận tâm vì Khách hàng, thiếu tập trung, chưa nhận thức xem trọng văn hóa tận tâm vì khách hàng dẫn đến chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, chưa giúp khách hàng hài lòng, chưa đạt hiệu quả công việc thì cấp trên trực tiếp hoặc đồng nghiệp hãy cùng xem lại vấn đề, cùng nhau trao đổi để hiểu thấm nhuần tư tưởng văn hoá xem trọng khách hàng, xem Tận tâm vì khách hàng và bằng mọi cách tìm giải pháp để cải thiện, đạt hiệu quả từng công việc cụ thể và duy trì phát huy hiệu quả về sau.

     8. Cách thức triển khai và Thực hành từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ - Công Nhân viên về giá trị văn hóa tận tâm

-       Tất cả nhân viên từ giám đốc cho tới công nhân đều được yêu cầu thực hiện đảm bảo văn hóa Tận tâm;

-       Các giá trị văn hóa được đăng tải trên hệ thống web vilado.vn để mọi người cùng xem thực hiện đảm bảo;

-       Công ty và công đoàn thường xuyên quán triệt, triển khai và tổ chức cho nhân viên công ty nghiên cứu thông qua các hình thức như: vào các cuộc họp tháng, họp tuần và tham gia đóng góp xây dựng bài viết, dựng clip…Qua đó các giá trị văn hóa của công ty đã được đúc kết từ thực tiễn nhận thức của nhân viên tạo nên.      

 

     (B) Ví dụ về văn hoá “ Tận tâm vì Khách hàng”

Ví dụ 1:

   Câu chuyện về việc xem trọng và Tận tâm với Khách hàng dù khách hàng lớn hay nhỏ

      -   17h30 chiều ngày Chủ nhật: Chị N được Anh P là nhân sự bên Khách hàng gọi điện thoại liên hệ để trao đổi công việc. Câu chuyện diễn ra như sau:

      -   Anh P: Alo, N ơi, Thứ 2 bên anh cần 02 bạn làm việc trong 01 buổi sáng , bên em hỗ trợ cho bên anh được không, bên anh cần gấp với làm có buổi sáng ngày thứ 2 thôi.

      -   Chị N: Dạ, bên em sẽ hỗ trợ bên mình.

Kết quả: là ngày hôm sau Chị N đã giao cho bên khách hàng 02 bạn công nhân đảm bảo yêu cầu của khách hàng.

Trong 02 ngày sau đó khách hàng đã chủ động liên hệ tăng số lượng công nhân ở mục tiêu đó từ 01 bạn lên 20 bạn, dù trong 03 năm qua ở mục tiêu này chỉ có 01 công nhân.  

Qua đó cho chúng ta thấy Chị N đã tận tâm vì khách hàng, dù là khách hàng liên hệ vào ngày nghĩ và yêu cầu hôm sau phải có người và chỉ làm có 01 buổi nhưng Chi N đã hỗ trợ hết mình dù đối với khách hàng nhỏ hay lớn vẫn giữ thái độ tận tâm và kết quả nhận lại được đó là sự tin tưởng và tăng số lượng người ở mục tiêu đó.

*  Biểu hiện phù hợp:

   -       Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên

-       Luôn lắng nghe nhu cầu của Khách hàng

-       Đối xử công bằng với tất cả khách hàng

-       Luôn trân trọng, thân thiện, vui vẻ

  *  Biểu dương và phát huy: Đáng ghi nhận và biểu dương

Ví dụ 2:  Câu chuyện về việc chưa Tận tâm với Người lao động:

Vào một buổi tối ngày thứ 6, Anh Q đang đi sinh nhật  một người bạn thì nhận được điện thoại của một cô công nhân H đang làm tại mục tiêu anh đang quản lý.

-       Chị H: Chú Q ơi, Chiều đi làm về chị thấy mệt nên đi khám , bác sỹ yêu cầu nhập viện theo dõi.

-       Anh Q ( trả lời với thái độ khó chịu): vậy hả chị, giờ chị xin nghĩ hay sao.

-       Chị H: Chú cho chị xin nghĩ vài ngày chữa bệnh và nhờ chú báo bên công ty dùm chị. 

-       Anh Q: Chị nghĩ nhiều quá bên em cho chị nghĩ luôn đó.

Anh Q cúp máy tiếp tục với bữa tiệc sinh nhật của mình.

Sau đó 01 tiếng Chị H điện thoại lại cho anh Q 2 cuộc nhưng không được trả lời. Chị Q phải lấy số điện thoại khác điện thoại thì Anh Q mới bắt  máy. Sau khi nhận ra là Chị H anh tỏ thái độ:

-       Anh Q: Chị làm gì mà điện thoại em hoài vậy. Có gì chị nói đi, em còn có việc

-       CHị H: Chị xin lỗi đã điện phiền chú. Phía bên bệnh viện nói là thẻ BHYT của chị hết hạn, em xem kiểm tra gúp chị với.

-       Anh Q: Hết hạn là hết hạn thế nào. Chị để đó đi mai em kiểm tra lại cho. Đừng có điện em nữa.

Ngày hôm sau Anh Q cũng không kiểm tra lại thẻ BHYT đó hay hỏi thăm tình hình Chị H như thế nào và cũng không báo bên phía khách hàng về tình trạng của Chị H xin nghĩ. Chị H có điện thoại vài lần anh cũng chỉ bảo đã kiểm tra thẻ không vấn đề gì và cúp máy. Sau đó chị H có liên hệ anh cũng trả lời cho qua hoặc không nghe máy.      

Kết quả: Sau khi hết bệnh chị H và rất nhiều anh chị ở mục tiêu đó đã xin nghĩ việc và phản ánh phía khách hàng về thái độ và cách làm việc của GSNS đó.

*  Biểu hiện không phù hợp: Anh Q chưa giải thích, giải đáp thoả đáng mọi vấn đề liên quan cho người lao động bên cạnh đó anh đã có thái độ khi giao tiếp với người lao động. Anh Q đã không tận tâm được thể hiện rõ qua cách ứng xử, giao tiếp và thất hứa. Không có sự quan tâm với NLĐ khi họ đang cần mình dẫn đến tình trạng nghĩ việc của một số NLĐ và mất uy tín của bản thân và công ty.

            *  Biện pháp khắc phục:  Tự nhận khuyết điểm và chia sẽ câu chuyện của mình trong cuộc họp để mọi người cùng nhau rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó bản thân anh Q cần xem lại các biểu hiện phù hợp của giá tận tâm để có cách hành xử khi giao tiếp với Khách hàng, NLĐ và đồng nghiệp và tuyệt đối không để sự việc như thế lập lại nữa.

Ví dụ 3: Cách nghĩ và chia sẽ của GSNS về giá trị văn hóa Tận tâm

            Bản thân từng làm ở một vài công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước, ở mỗi nơi đều xây dựng cho mình những giá trị văn hóa khác nhau. Nên khi bản thân đến với Vì  Lao Động cũng không bất ngờ với những giá trị văn hóa của công ty mà điều bất ngờ là các bài viết giá trị văn hóa đó được xây dựng dựa trên tình hình thực tế và sự đóng góp ý kiến của tất cả nhân viên trong công ty tạo nên chứ không dựa trên ý kiến cá nhân của bất cứ ai. Điều đó đã tạo nên 06 bài viết giá trị văn hóa vô cùng đặc biệt và mang tính riêng biệt của công ty (Cam kết – Tận tâm – Lắng nghe – Kỹ luật – Chủ động – Bền vững)

            Trong các giá trị văn hóa của công ty bản thân suy nghĩ khá nhiều về văn hóa Tận tâm vì đây là một giá trị mà bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng phải đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Tận tâm ở đây được thể hiện ở nhiều khía cánh, góc độ khác nhau từ thái độ, cách ứng xử, cung cách làm việc đối với khách hàng, người lao động và đồng nghiệp. Ở bất kỳ một môi trường mới nào bản thân luôn tự đặc cho mình một vài câu hỏi như: Mình tận tâm trong công việc đến mức độ nào? Mình có thường xuyên lên mạng xã hội trong khi công việc vẫn còn dở dang;  Có hay đợi khi sếp nhắc lần 2, lần 3 hoặc gần đến hạn mới bắt đầu làm việc hay khi nhận một nhiệm vụ mới hoặc mục tiêu mới có toàn tâm toàn ý tỉ mỉ với nó hay chưa?...Sau những câu hỏi đó bản thân luôn tự đánh giá sự tự nhận thức của mình và sẽ khắc phục, cải thiện những điều chưa đúng, chưa phù hợp mà gây ảnh hưởng tới công việc.

Qua giá trị văn hóa Tận Tâm một phần nào đó giúp mọi người phải có trách nhiệm với công việc của mình, khi bạn làm việc tức là bạn đã chịu trách nhiệm về công việc đó, vì vậy hãy có trách nhiệm với những công việc bạn đang gánh vác bằng cách đơn giản nhất là bắt đầu chúng bằng sự tận tâm.

Nguồn: Đây là những chia sẽ cảm tưởng từ Giám Sát Nhân sự: Võ Quang Vinh & Hồ Thị Ái Vi.

 

 Công ty TNHH MTV Vì Lao Động

 

01/2023