Đang online: 19  |   Lượt truy cập: 1736116
Trang chủ > Giới thiệu > Giá trị Văn Hóa "Cam Kết"
Giá trị Văn Hóa "Cam Kết"

 

 01. CAM KẾT.

 

“Đừng bao giờ cam kết nhiều hơn điều bạn có thể thực hiện”

 

(A)  Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Cam kết”:

-       Cam kết được hiểu trong ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ đúng theo nội dung các bên đã thỏa thuận. Quyền của bên này được đảm bảo bằng nghĩa vụ của bên kia, nên các bên cần đảm bảo thực hiện đúng theo cam kết. Cam kết là tuân thủ theo những điều kiện giao ước, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Qua đó giúp các bên tìm được hiệu quả hợp tác hay các lợi ích theo quy định pháp luật.

-       Cam kết là việc một người nào đó không muốn thất hứa. Khi ai đó cam kết làm một việc gì đó thì họ có nghĩa vụ phải thực hiện xong công việc đó. Khi họ đã cam kết như vậy thì mức độ tin cậy sẽ được đánh giá cao.

1.     Các biểu hiện tích cực của văn hóa cam kết:

-       Chúng ta thấy rõ cam kết được thể hiện thông qua sự nhất quán giữa lời nói và hành động;

-       Thực hiện đúng và đủ những yêu cầu một khi đã cam kết;

-       Thực hiện đúng các công việc đã được bàn giao, công việc trong phạm vi quyền và nghĩa vụ;

-       Thực hiện đúng các quy trình, quy định, nội quy, văn hóa, ...công ty;

-       Tuân thủ bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Doanh nghiệp.

2.     Cách hiểu văn hóa cam kết

-       Chúng tôi luôn luôn tuân thủ thực hiện đúng các quy định, quy tắc, ứng xử của công ty;

-       Chúng tôi luôn luôn thực hiện đúng lời hứa một cách quán triệt bằng hành động cụ thể;

-       Chúng tôi hiểu rằng Cam kết thật sự quan trọng với bản thân nên cần phải thực hiện, khi bạn thực sự cam kết, bạn sẽ có một cảm giác sâu sắc trong tâm trí của bản thân mình rằng bạn nhất định làm điều này;

-       Chúng tôi hiểu cam kết là trách nhiệm và nhiệm vụ được đặt ra và cần thiết phải hoàn thành đúng thời gian hoạch định; Cam kết trong hành động thực hiện nhiệm vụ không phải là việc bắt buộc phải thực hiện, mà đó được hiểu là sự nhất thiết, cần thiết và là việc hiển nhiên cần phải thi hành;

-       Chúng tôi luôn luôn cam kết để thực hiện cho bằng được nhằm đem đến sự hài lòng, độ tin cậy, đáp ứng bằng và hơn yêu cầu mong đợi trong mọi công việc, mọi yêu cầu từ Khách hàng (được hiểu cả người lao động và đối tác);

-       Chúng tôi đặt kết quả công việc lên hàng đầu, làm sao để công việc luôn hoàn thành như mong đợi mang đến hiệu quả cao, hướng tới một dịch vụ tốt nhất.

-       Chúng tôi tin rằng làm việc có sự cam kết cao, thì mức độ tín nhiệm của chúng tôi được nâng tầm với khách hàng, người lao động và đồng nghiệp.

-       Chúng tôi tìm thấy niềm vui và sự thoải mái trong sự cam kết thực thi với chính bản thân mình.

-       Trách nhiệm phải đi đôi với cam kết và bằng cách thức đo lường kết quả được việc thực hiện những trách nhiệm đó đúng, đủ và kịp thời.

 

3.     Ý nghĩa của văn hoá “Cam kết”

 

-       Một trong những yêu cầu tối thiểu chung cho mỗi doanh nghiệp là lãnh đạo chính là người đặt ra những quy định chung cho việc hoạt động của một tổ chức. Tuy nhiên, toàn thể nhân viên mới là người thực hiện, bởi vậy, việc quy định thành văn bản của chính sách cam kết chất lượng sản phẩm và dịch vụ là điều mà Doanh nghiệp cần truyền đạt tới khách hàng và nhân viên của mình. Những quy tắc cam kết là kim chỉ nam cho hệ thống công ty, là phương tiện thúc đẩy sự quyết định của khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình để từ đó đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả lớn trong việc quản lý và phát triển của doanh nghiệp.

-       Vì Lao động cam kết đúng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là cơ sở đồng thời cũng là vũ khí sắc bén của tập thể để phát triển kinh doanh, giữ vững các tiêu chuẩn chất lượng và nâng cao thương hiệu, tạo niềm tin để từng bước đưa thương hiệu vào trong trái tim của khách hàng.

-       Cam kết thực hiện đúng dịch vụ, đúng giải pháp hay vượt hơn cả mong đợi giúp khách hàng tin tưởng và yên tâm hơn khi quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

-       Sự cam kết tạo ra động lực thúc đẩy tìm ra giải pháp dẫn đến hành động tích cực trong công việc, trong cuộc sống.

 

4.     Lý do cần có văn hoá “Cam kết”:

 

Mỗi thành viên trong Vì Lao Động phải thường xuyên tạo lập những cam kết và phấn đấu để thực hiện những cam kết đó. Ngoài ra các hành động của chúng ta cũng là một cam kết cho sự thành công của Vì Lao Động nói chung và của từng thành viên nói riêng.

-       Văn hóa cam kết giúp gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng để cùng hành động. Khi chúng ta phải đối mặt xung đột thì văn hóa cam kết sẽ chính là yếu tố giúp mọi người thống nhất, tránh được xung đột không đáng có;

-       Tạo động lực làm việc, cam kết giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, ngoài ra giúp các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và tạo nên môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.

-       Lợi thế cạnh tranh: cam kết giúp tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt về văn hóa cam kết sẽ giúp doanh nghiệp có nét đặt trưng riêng biệt tạo nên sự cạnh tranh hiệu quả hơn.

-       Tuân thủ thống nhất bộ quy tắc ứng xử, nội quy làm việc, quy định công ty cho toàn bộ nhân viên trong một tập thể Doanh nghiệp phát triển.

 

5.     Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Cam kết”

 

-       Khi Văn hóa Cam kết được thực hiện thống nhất trong Doanh Nghiệp sẽ giúp mỗi cá nhân trong một tổ chức nhận thấy rằng bản thân mình là một phần không thể thiếu để cùng xây dựng và phát triển một cách bền vững cho công ty;

-       Giúp tạo thói quen giữ lời hứa, thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong Công ty (như thực hiện đúng quy định, quy trình, đúng quy tắc ứng xử chuẩn mực, về đạo đức xã hội,... phù hợp với văn hóa Công ty,…);

-       Khi Chúng ta thực hiện đúng cam kết giúp chúng ta đáng tin cậy trong mắt của mọi người, của đồng nghiệp bởi tâm lý của hầu hết mọi người là luôn tránh né hình ảnh của một người không giữ đúng lời hứa thực hiện đúng cam kết.

 

6.     Tập thói quen này như thế nào? Cách thức triển khai văn hóa “cam kết”

 

Chúng ta thường thực hiện những điều mà chúng ta đã cam kết, thế nên hãy tập thói quen thực hiện văn hóa cam kết bằng cách:

-       Hãy đề nghị làm việc nhỏ, sau đó đề nghị làm việc lớn bởi chúng ta sẽ dễ chấp nhận những yêu cầu nhỏ bằng việc dễ thích nghi và dần dần dễ chấp nhận yêu cầu lớn.

-       Hãy phát biểu lời cam kết một cách công khai hoặc hãy viết ra lời cam kết trên giấy.

Ví dụ:  Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng đạt được mục tiêu bỏ thuốc lá, giảm cân. Tuyên bố trước tất mọi người về mục tiêu, như thông báo với gia đình và bạn bè, có thể giúp bạn cảm thấy áp lực phải tuân thủ nó. Vì bạn đã tuyên bố trước mọi người, quy tắc cam kết có thể tạo áp lực giúp bạn làm theo lời mình đã nói cho đến khi đạt được mục tiêu mình đề ra.

-       Hãy lập ra các biểu mẫu cam kết nhỏ trong từng hàng động hàng tuần hàng tháng hay hàng quý cho nhân viên thực hiện và đo lường kết quả của việc thực hiện đó.

-       Thông qua các buổi họp chia sẻ điều thú vị và các bài viết sổ tay văn hóa về giá trị cam kết.

-       Mỗi cá nhân trong một tập thể hãy thường xuyên trao đổi riêng, đề xuất đưa ra các phương thức khen thưởng vinh danh cho những trường hợp thực hiện tốt văn hóa cam kết mang lại lợi ích tốt cho một tập thể.

 

7.     Thực thi từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ - Công Nhân viên

 

-          Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban thực hiện văn hoá cam kết. Sau đó triển khai và truyền thông rộng cho toàn thể Công nhân viên biết để cùng thực hiện. Bởi chính những người lãnh đạo, quản lý, những người có sức ảnh hưởng lớn trong một tập thể một khi đã hiểu và thấm nhuần giá trị văn hóa cam kết thì mới thật sự có thể trao và truyền tải văn hóa ấy một cách gần gũi và dễ hiểu nhất đến nhân viên của mình.

-          Thường xuyên trao đổi, chia sẻ và cập nhật các câu chuyện có thật, những tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này một cách tốt trong Vì Lao Động.

-          Lên danh sách các công việc, quy trình thực hiện để các nhân viên nắm bắt được việc làm nhanh nhất.

 

8.     Các biểu hiện không tích cực cần nhận dạng và cần uốn nắn:

-       Không đi làm đúng giờ/ thực hiện công việc luôn trễ hơn thời gian đã đặt ra;

-       Không tuân thủ đồng phục công ty khi đi làm;

-       Nêu ra câu trả lời chung chung “em sẽ thực hiện” mà chưa nêu phương án hay giải pháp cụ thể để xử lý vấn đề;

-       Nêu ra câu xác nhận chung chung “em sẽ xem xét”, mà không nêu rõ về mốc thời gian cụ thể để xác nhận sự việc đó sẽ đươc bạn cam kết hoàn thành nó khi nào?!

-       Chỉ nói mà không hành động. Kết quả cũng là một yếu tố thể hiện sự cam kết của bạn trong bất cứ công việc nào đó.

-       Hứa thực hiện mà không quan tâm đến việc giữ lời hứa, chậm trễ tiến độ, chậm trễ thời hạn

-       Có những hành vi không tuân theo thủ bộ “Quy tắc đạo đức và ứng xử kinh doanh” của công ty.

 

(B)    Các ví dụ về văn hoá xem trọng “cam kết”.

Ví dụ 1:

Một anh A và anh B cùng là nhân viên của một công ty X, khi vào nhận việc phòng nhân sự đã đào tạo và hướng dẫn những quy định của công ty và có ký bản cam kết về quy chuẩn ứng xử và quy tắc đạo đức. Nhân viên A đã thực hiện rất tốt về việc tuân thủ quy định công ty, được mọi người đánh giá cao. Còn nhân viên B liên tục đi trễ về sớm, không thực hiện đúng deadline công việc được giao, nhiều lần bị quản lý nhắc nhở, nhưng vẫn không thực hiện tốt giờ giấc quy định của công ty, công việc đã được giao. Sau kỳ đánh giá tăng lương hằng năm anh A được đề cử tăng lương và được làm trướng nhóm còn B thì lại không được điều chỉnh.

-       Việc hiểu đúng đắn rằng: Thực hiện đúng cam kết mà bạn đã cam kết bạn sẽ được đánh giá cao là người chuyên nghiệp, đáng tin cậy.

ð Việc hành động đúng đắn là cam kết có trách nhiệm tránh được điều rủi ro xảy ra.

-       Hành động không đúng đắn: Anh B đã không tuân thủ nội quy công ty và không thực hiên đúng cam kết

ð Khắc phục: Anh A cần phải tuân thủ quy định giờ giấc và các quy định của công ty đã đặt ra, nghiêm chỉnh chấp hành mọi cam kết đã ký kết để hoàn thành công việc một các tốt nhất.

Ví dụ 2:

Giám Sát A đến kỳ lương cho công nhân có rất nhiều công nhân B đã liên tục yêu cầu ngày lương trả sớm hơn quy định, hết nhắn tin than vãn và liên tục gọi điện thoại cho GS A với lý do hết tiền tiêu, nào là ăn mì cả chục ngày rồi, nợ phải trả giang hồ, Công ty có thể trả lương trước 5 tây được không?

GS A đã cam kết với NLD lương sẽ không trễ hơn thời gian đã ký kết trong hợp đồng lao động. Giám sát A đến cuối tháng luôn luôn chấm công và chốt công cho công nhân với khách hàng sớm nhất thậm chí bạn đã làm việc đến tận tối để hoàn thành công và sản lượng với khách hàng để có thể đi lương đúng như đã cam kết với người lao động. Đúng như đã cam kết với người lao động đúng 5 tây công nhân B nhận được lương và cảm ơn GS A đã giữ đúng lời hứa. (Quy định trong HĐLĐ của công nhân mục tiêu này là thời gian chi lương từ 5 đến 10 tây hằng tháng). Hơn thế, vì hiểu được giá trị cam kết nên mỗi nhân viên trong tập thể tháng nào Công ty của Bạn GS A cũng thực hiện trả đúng ngày lương cho NLD nên NLD đã luôn tin tưởng bạn GS A và công ty nên chịu gắn bó lâu dài với công ty.

-       Việc hiểu đúng là Hiểu rõ công việc bản chất công việc và quy định của công ty nên chúng ta sẽ cam kết thực hiện đúng và kịp thời trong phạm vi công việc của mình.

-       Việc hành động đúng đắn là có cam kết có trách nhiệm tránh được điều rủi ro xảy ra, có cam kết có thực hiện.

Công ty Vì Lao Động

01/2023