Đang online: 15  |   Lượt truy cập: 1736116
Trang chủ > Giới thiệu > Giá trị văn hóa "Bền Vững"
Giá trị văn hóa "Bền Vững"

06. GIÁ TRỊ VĂN HÓA "BỀN VỮNG"

 

Slogan: “Vì Lao Động phát triển vì cộng đồng”

1.    Chúng tôi cùng bạn phát triển và vững mạnh.

2.    Chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu nếu có sự đóng góp của bạn.

3.    Nhân viên là những người xây dựng nên hình ảnh & danh tiếng của chúng tôi.

 

(A)  Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Bền vững”:

 

1.    Các biểu hiện tích cực:

 

-       Đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân;

-       Trước khi hành động, luôn xem xét trước các quy định & quy trình công ty;

-       Khi ra một quyết định luôn cân nhắc các yếu tố bền vững (xem phần cách hiểu)

-       Luôn có tư tưởng suy nghĩ và hành động dẫn dắt đến sự phát triển lâu dài, vững chắc, tốt đẹp;

-       Tôn trọng khách hàng & người lao động theo chuẩn mực văn hóa của công ty;

-       Thực hiện đúng các quy trình, quy định, nội quy, văn hóa, .. công ty;

-       Tuân thủ bộ quy tắc đạo đức và ứng xử kinh doanh của công ty;

-       Cân nhắc lợi ích các bên trước khi thực hiện;

-       Cùng bàn bạc, thảo luận, thương lượng để đưa đến những lợi ích của các bên.

 

2. Cách hiểu

 

-       Nhân viên chúng tôi tuân thủ quy tắc đạo đức & ứng xử trong kinh doanh không chỉ của công ty mà của các đối tác nếu có hơp tác;

-       Công ty phát triển, bạn phát triển và ngược lại bạn phấn đấu và làm việc hiệu quả, công ty luôn ghi nhận sự đóng của bạn;

-       Công ty chúng tôi ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ, công ty còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện tự nguyện, hoạt động xã hội,.. giúp ích xã hội và cộng đồng;

-       Tập thể Ban Giám Đốc cùng nhân viên, luôn có ý thức trong bảo vệ môi trường. Sử dụng điện, nước hợp lý, chú trọng trong việc phân loại rác thải trước khi đưa ra khu vực rác tập trung;

-       Công ty chúng tôi luôn phấn đấu trong từng giai đoạn phát triển để có được những chính sách lương phù hợp từng thời kỳ & thực hiện các quy định của Pháp luật.

-       Nhân viên chúng tôi hiểu rằng: việc hơp tác với khách hàng, đối tác luôn dựa trên tinh thần tôn trọng, sự chính trực trong ứng xử, hai bên cùng thắng lợi; không chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng công ty.

-       Công ty chúng tôi luôn tạo điều kiện làm việc, môi trường làm việc hài hòa thân thiện, trao cơ hội phát triển nghề nghiệp thông qua các chương trình đào tạo công bằng cho nhân viên của mình;

-       Công ty chúng tôi hiểu rằng con người luôn là giá trị then chốt để đưa đến thành công; Vì vậy, chúng tôi luôn cân nhắc đưa ra những chính sách phúc lợi, ưu đãi tốt với nhân viên công ty; Có chế độ khen thưởng phù hợp để khích lệ tinh thần làm việc và ghi nhận, biết ơn sự đóng góp của nhân viên trong tổ chức;

-       Tập thể nhân viên chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có phát triển bền vững mới duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và công ty; giữa công ty và nhân viên; giữa người lao động và công ty…

-       Tôn trọng lợi ích hợp pháp.

 

1.    Ý nghĩa của văn hoá “Bền vững”

 

-       Phát triển “bền vững” là một khái niệm ba gồm ba yếu tố: kinh doanh, môi trường và xã hội…cần sự hài hòa. Nếu công ty chỉ chay đua theo lợi nhận mà bỏ qua những quyền lợi đúng đắn của nhân viên sẽ không tạo ra sức thu hút nhân tài, và giữ đươc người tâm huyết. Đồng thời, nếu chỉ chú trọng nội bộ mà quên mất các yếu tố liên kết là môi trường xung quanh thì đã bỏ quên trách nhiệm vì thế hệ con cháu sau này, một môi trường thiên nhiên trong lành và an toàn. Khi công ty thịnh vượng cần có những trách nhiệm san sẽ với cộng đồng làm giảm gánh nặng cho nhà nước, và phù hợp với văn hóa người Việt Nam “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm, xẻ áo”, khi đó thì:

-       Khách hàng tin cậy;

-       Nhân viên tin yêu;

-       Người lao động tin tưởng;

-       Có uy tín trên thi trường ngành mà công ty đang tham gia;

-       Công ty phát triển bền vững với thời gian;

-       Các nhân viên, khi ra một hành động hay quyết định, họ sẽ nghĩ đến lợi ích chung để cùng phát triển;

 

4.    Lý do cần có văn hoá “Bền vững”:

 

-       Công ty phát triển không chỉ thành công giai đoạn ngắn hạn, mà là phát triển dài hạn, vững chắc với thời gian;

-       Xây dựng uy tín thương hiệu công ty;

-       Tập thể nhân viên khi hiểu đúng về văn hóa bền vững, họ luôn có ý thức chủ động làm gì và làm như thế nào để công ty phát triển lớn mạnh vững chắc cùng thời gian. Bởi chính họ cũng là một thành phần trong cùng một tổ chức đó.

-       Chúng ta tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, công ty dễ nhận được sự ủng hộ và đồng thuận từ họ.

-       Công ty tôn trọng sự phát triển cân bằng với mọi trường sẽ nhận được mối tương tác trong Luật hấp dẫn, giúp công ty có sự duy trì sự ổn định.

 

5. Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Bền vững”

 

- Khi tính Bền vững được hình thành như một thói quen và tác phong làm việc sẽ giúp cá nhân đó luôn có được khả năng nhận định và ra quyết định đúng đắn (đúng quy trình, quy định công ty, đúng quy tắc đạo đức, ứng xử, phù hợp chuẩn mực xã hội…)

- Khi “Bền vững” được hình thành như thói quen trong công việc của một nhân viên, giúp các bạn nâng cao trách nhiệm khi làm việc, cùng ý thức trách nhiệm cao ở hiệu quả công việc để đóng góp công sức để cùng công ty phát triển (mở rộng hoạt động dịch vụ, gia tăng khách hàng, nâng số lượng nhân sự quản lý…)

à Cần thời gian và sự kiên trì trong rèn luyện để có thói quen tốt cho bạn.

 

6. Tập thói quen này như thế nào?

 

 - Trao đổi chủ đề văn hóa bền vững thông qua những câu chuyện thực tế đã xảy ra trong quá trình xử lý công việc, tương tác…

- Khi hành động luôn chú trọng các quy trình, quy tắc đạo đức & ứng xử;

- Cân nhắc trước khi thực thi.

 

7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa xem trọng thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?

 

-   Khi một người vi phạm giá trị văn hóa, có nghĩa là thói quen chưa được hình thành, chúng ta hãy cùng nhắc lại thói quen này, và cùng tiếp tục luyện tập, hãy viết lại cách hành xử theo thói quen tốt, cùng tập lại, và cùng đưa vào bộ ví dụ về thói quen này và phổ biến cho toàn công ty áp dụng, và tránh lập lại.

-   Tạo các buổi chia sẽ kinh nghiệm trong các buổi họp chia sẽ điều thú vị và các bài viết sổ tay văn hóa.

-   Kênh trao đổi riêng với phòng Nhân sự.

 

8. Thực thi từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ - Công Nhân viên

 

- Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban thực hiện ngay văn hoá này.

- Triển khai và truyền thông rộng cho toàn thể Công nhân viên biết để cùng thực hiện.

- Thường xuyên trao đổi, chia sẻ và cập nhật các ví dụ tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này tốt trong tổ chức.

 

9. Cách thức triển khai

 

- Thực hiện các tranh vui, tranh cổ động tại các văn phòng công ty;

- Thực hiện các cuộc thi viết các mẫu câu chuyện có thật như là một dạng bài học cuộc sống để giúp các nhân viên hiểu rõ văn hóa công ty;

- Thực hiện các buổi training kết hợp để thực hành các tình huống thực tế;

- Thực hiện hình thức vinh danh, nghi nhận và biết ơn đối với các khách hàng, NLĐ và nhân viên về các giá trị văn hóa mà người đó thể hiện;

- Thực hiện những buổi chia sẽ điều thú vị trong các buổi họp để tất cả thành viên có thể chia sẽ những câu chuyện diễn ra trong quá trình làm việc trong công ty.

 

10. Các biểu hiện không tích cực cần nhận dạng và cần uốn nắn:

 

-       Xem công việc của người khác không ảnh hưởng đến mình;

-       Chú trọng đến kết quả bản thân mà quên đi giá trị chung của một tập thể;

-       Quên đi giá trị trách nhiệm với cộng đồng (xả rác, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, không tiết kiệm điện & nước, thải chất thải, sử dụng hóa chất gây hại môi trường…)

-       Kết quả công việc chỉ chú trọng đến cái lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài (chú trọng đến các chế độ BHXH với người lao động,

-       Có những hành vi không tuân theo thủ bộ “Quy tắc đạo đức và ứng xử kinh doanh”

 

(B) Các ví dụ về văn hoá xem trọng “Bền vững”

Ví dụ 1: Một bạn nhân viên quyết toán nhân thông tin của nhân sự A của khách hàng B. Chị A đề nghị với quyết toán khi làm bảng tính chi phí nhân công hãy là tăng số giờ tăng ca nhiều hơn thực tế để chi trả lương cho NLĐ (nhưng thực chất NLĐ là người nhà của chi nhân sự A và cũng không có tăng ca gì cả).

Bạn quyết toán có nên giữ khách hàng B bằng cách đồng ý với chi nhan sự A hay không? Việc này có được xem là việc làm có tính bền vững hay không?

v Biểu hiện phù hợp:

-       Việc hiểu đúng đắn rằng: lợi ích khách hàng B là thanh toán đúng với thực tế khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty;

-       Việc hành động đúng đắn là: phát triển bền vững nghĩa là không đi ngược với sự chính trực, là không phục vụ lợi ích cá nhân, dù người đó đang là nhân viên của khách hàng chúng ta. Mà là đi ngược với lợi ích của tố chức đó là pháp nhân B.

-     v Khắc phục:

-       Nhân viên quyết toán nên phản hồi với nhân sự A của khách hàng B rằng: công ty xin phép từ chối đề nghị của A bởi vì nếu hành động nêu trên đang nằm trong quy định quy tắc đạo đức và ứng xử. Đồng thời sẽ gây ảnh hưởng uy tín của công ty với khách hàng B. Mà có thể gây ra thiệt hại có thể xảy ra với nhân sự A.

-       Nhân viên quyết toán nên báo cáo với quản lý cấp trên của mình; nhưng khéo léo sẽ không báo cáo cho cấp trên của nhân sự A (của khách hàng B).

Ví dụ 2: Môi trường

Nhân viên phòng Hành chính Nhân sự (HCNS) được một công ty dịch vụ văn phòng phẩm (VPP), giới thiệu một loại nước lau sàn, giá sẽ nhiều lần so mặt bằng thì trường, nhưng loại chất tẩy rửa có thể gây hại cho môi trường. Nhân viên HCNS từ chối lời mời hấp dẫn của công ty VPP. Vì điều này này sẽ tác hại cho mội trường, dù khối lượng sử dụng của công ty không quá nhiều.

Việc hành động đúng đắn là: Nhân viên HCNS không nghĩ rằng tiết kiệm chi phí cho công ty bằng cách sử dụng sản phẩm lau sàn giá rẻ nhưng biết chắc rằng sản phẩm đó không tốt cho môi trường.

v Biểu hiện phù hợp: Nhân viên HCNS từ chối sử dụng sản phẩm giá rẻ nhưng gây hại cho môi trường. Vì đi ngược với giá trị phát triển bền vững của công ty. Tác động gây hại cho môi trường đi ngược với hướng tối phát triển của công ty đi chung với những phát triển hài hòa của môi trường, không lấy lợi ích ngắn nhỏ của công ty gây tác hại khác.

Ví dụ 3: Xã hội

Nhân viên Giám sát Nhân sự A, thường xuyên trao đổi những thông tin hữu ích về quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động khi tham gia BHXH. Giúp người lao động làm thủ tục khi ốm đau.

Việc hành động đúng đắn là: Giám sát đã phổ biến về quyền lợi & nghĩa vụ của người lao động về việc tham gia đầy đủ BHXH là điều cần được thực hiện tốt theo quy định pháp luật.

Biểu hiện phù hợp: thực hiện quy định của công ty trong công tác tuyên truyền và giúp người lao động hiểu rõ về những lợi ích khi được tham gia BHXH. Giúp người lao động  (NLĐ) trong quá trình thực hiện khai báo, và cầu nối giữa phòng BHXH công ty với NLĐ. Quyền lợi hợp pháp của NLĐ cũng đồng hành với sự phát triển của công ty và nhân viên công ty có trách nhiệm giúp đỡ./.

Công ty TNHH MTV Vì Lao Động

Tháng 01/2023