Đang online: 10  |   Lượt truy cập: 1751260
Trang chủ > Giới thiệu > Giá trị Văn Hóa "Kỷ Luật"
Giá trị Văn Hóa "Kỷ Luật"

 

05. GIÁ TRỊ VĂN HÓA "KỶ LUẬT"

 

Câu slogan: “Kỷ luật là sức mạnh, kiến tạo nên thành công của một doanh nghiệp”

 

    (A)  Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Kỷ luật”:

 

1.              Các biểu hiện tích cực của văn hóa “Kỷ luật”:

 

  • Cán bộ nhân viên thực hiện văn hóa kỷ luật dựa trên các quy định, quy trình cho từng vị trí công việc của doanh nghiệp.
  • Cán bộ nhân viên tự giác tuân thủ, hoàn thành đúng thời hạn, những hạng mục tiêu công việc đã thống nhất một cách hiệu quả.
  • Cán bộ, nhân viên không trốn tránh,  có trách nhiệm đối với mọi công việc và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
  • Cán bộ, nhân viên luôn nổ lực hoàn thiện bản thân để đạt được mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu chung của tổ chức.
  • Cán bộ, nhân viên thể hiện tính tuân thủ cao đối với tổ chức của mình được thể hiện qua mọi suy nghĩ và hành động khi thực hiện triển khai các kế hoạch công ty, các mục tiêu giai đoạn phát triển công ty...

 

2.              Cách hiểu văn hóa “Kỷ luật”:

 

-          Văn hóa kỷ luật không những giúp nâng cao nhận thức và hành động của một nhân viên mà còn lan tỏa, tuyên truyền văn hóa kỷ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung, thống nhất trong hành động, thúc đẩy đến toàn thể công ty.

-          Văn hóa kỷ luật mang lại giá trị tích cực khi chúng ta thực hiện và tuân thủ, giúp doanh nghiệp có môi trường làm việc tin tưởng lẫn nhau và tất cả nhân viên đều phấn đấu vì mục tiêu chung.

 

3.              Ý nghĩa của văn hoá “Kỷ luật”

 

-          Khi văn hóa kỷ luật được tạo ra sẽ lan tỏa đến các thành viên công ty, trở thành một doanh nghiệp có hướng đi ổn định, hệ thống và phát triển bền vững.

-          Cải thiện năng suất công việc, phát triển bản thân, khách hàng tin cậy, đánh giá cao về năng lực .

-          Tính kỷ luật cao giúp cho các phòng ban có sự phối hợp công việc đồng loạt và nhất quán theo một quy trình đã định sẵn, giúp cán bộ nhân viên tiết giản thời gian trong quá trình xử lý công việc, phối hợp chặt chẽ vì mỗi người hoàn thành đúng công việc được giao trong thời gian đã cam kết.

-          Tính kỷ luật góp phần làm nên thành công của một tổ chức tập thể và là tiền đề của sự phát triển của bản thân khi có tính kỉ luật sẽ tạo ra một môi trường làm việc văn minh chuẩn mực.       

   

4.              Lý do cần có văn hoá “Kỷ luật”:

 

-          Mỗi nhân viên chấp hành tốt, hoàn thành mục tiêu chung là điều cần thiết cho sự vận hành trơn tru của một tổ chức.

-          Kỷ luật giúp tổ chức phát triển và bền vững. Bởi vì, sự nhất quán trong hành động và suy nghĩ của từng cá nhân, áp dụng đúng và đủ những quy trình, quy định chung của tổ chức.

-          Xây dựng văn hóa kỷ luật là điều kiện cơ bản để mỗi nhân sự hoàn thành những mục tiêu quan trọng, vượt qua giới hạn, phát huy giá trị bản thân.

-          Trong quá trình thực hiện văn hóa kỷ luật giúp chúng ta hành động theo sát kế hoạch và định hướng của bản thân, vượt qua sự do dự, trì hoãn, thiếu quyết đoán để đối mặt với những khó khăn và thử thách. Đó cũng chính là những điều Vì Lao Động mong muốn và hướng tới cho từng cán bộ nhân viên trong công ty.

 

5.              Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Kỷ luật”

 

-          Giúp nhân viên rèn luyện nâng cao tính kỷ luật , sự chuyên nghiệp của bản thân khi làm việc. Góp phần tuyên truyền phát huy tinh thần giá trị văn hóa doanh nghiệp.

-          Khi có tính kỷ luật sẽ giúp nhân viên có thể gặt hái thành công trong bất cứ lĩnh vực nào là động cơ giúp bạn theo đuổi mục tiêu đến cùng mà không lo sợ những khó khăn, trở ngại gặp phải.

-          Khi văn hóa kỷ luật đã thành một thói quen trong công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn, nó giúp cán bộ nhân viên luôn có ý thức tuân thủ bất cứ một quy định nào của bất cứ tổ chức nào bạn sẽ làm việc.

-          Cán bộ, nhân viên làm việc tinh thần thoải mái mà không phải chịu chính áp lực từ bản thân vì cho rằng việc tuân thủ là điều bắt buộc phải thi hành.

-          Cán bộ, nhân viên sẽ thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác những quy định một cách có hệ thống.

 

6.              Tập thói quen này như thế nào?

 

-          Tham gia 100% các chương trình đào tạo của công ty đưa ra.

-          Hãy bắt đầu bằng cách lập mục tiêu, kế hoạch cho từng công việc cụ thể, nên ra rõ thời gian hoàn thành và kết quả mong muốn đạt được là gì, các bước mà bạn thực hiện công việc đó, duy trì và thực hiện nghiêm túc kế hoạch mình đặt ra.

 

7.              Thực thi từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ - Công Nhân viên

 

-          Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban thực hiện ngay văn hoá này.

-          Triển khai và truyền thông rộng cho toàn thể cán bộ, nhân viên biết để cùng thực hiện.

-          Thường xuyên trao đổi, chia sẻ và cập nhật các ví dụ tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này tốt trong tổ chức.

-          Triển khai và thực hiện các tranh vui tranh cổ động tại các văn phòng công ty, tạo tư tưởng văn hoá này thành thói quen từ Ban Giám đốc, rồi triển khai tới toàn công ty. Từ đó, từng bộ phận, phòng ban duy trì để nó tạo thành thói quen trong tác phong làm việc và là văn hoá của công ty Vì Lao Động.

 

8.              Các biểu hiện không tích cực của văn hóa “Kỷ luật”

 

-          Thường xuyên không hoàn thành công việc được phân công.

-          Chưa đủ sự kiên định khi giải quyết công việc.

-          Chưa quản lí thời gian hợp lý, kế hoạch công việc một cách khoa học.

-          Không chấp hành đầy đủ, thực hiện đúng quy định công ty…

 

   (B)   Các ví dụ về văn hoá xem trọng “Kỷ luật”

 

Ví dụ 1:

Bạn A và B là nhân viên quyết toán lương, trong thời gian quyết toán lương A bằng sự kiên định, sắp sếp thời gian hợp lý, kế hoạch công việc khoa học đã hoàn thành công việc đúng thời hạn. Đồng thời đã được công ty tuyên dương khen thưởng vì thành tích xuất sắc trong nhiều tháng qua. Còn nhân viên B, thường xuyên đi làm muộn so với thời gian biểu làm việc của công ty, các bảng quyết toán gửi cho khách hàng thường quá thời gian hai bên đã nhất trí thông qua…Do vậy, công ty khiển trách B vì không hoàn thành công việc. B vô cùng hối hận, vì việc của B đã làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, đồng nghiệp, gây mất hình ảnh uy tín của công ty với khách hàng.

+ Biểu hiện chưa phù hợp:

-          Bạn B chưa có trách nhiệm với công việc, vi phạm kỷ luật.

-          Không hoàn thành công việc đúng hạn và nội quy thời giờ làm việc của công ty.

+ Khắc phục:

-          Bạn B xin lỗi công ty và khách hàng. Cam kết ho thành công việc đúng thời hạn, điều chỉnh lại bản thân, sắp xếp thời gian hợp lí, tuân thủ kỷ luật về nội quy công ty.

 

Ví dụ 2:

Sự chuyên nghiệp từ lần đầu gặp mặt luôn gây ấn tượng khi chúng ta có mặt đúng giờ trong các cuộc hẹn, kế hoạch. Chính vì vậy, hãy sắp xếp công việc thời gian một cách khoa học, bằng cách đến sớm hơn vài phút sẽ giúp bản thân có cảm giác thoải mái và khách hàng được tôn trọng .

 

Ví dụ 3:

Nhân viên Giám sát Nhân sự A đã nghỉ việc và sang công ty khác làm việc. Bạn A hỏi bạn B là nhân viên quyết toán Vì Lao Động về các file mềm về bảng tính tiền lương của khách hàng. Bạn A hỏi nhân sự C Vì Lao Động về quy định mới của nhà nước trong khoảng thu và chi Công đoàn phí như thế nào.

Hướng dẫn cách ứng xử đúng:

Nhân viên B phòng quyết toán Vì Lao Động: từ chối cung cấp bảng tính. Vì Công ty có bộ “ Quy tắc đạo đức & ứng xử”, trong đó đề cập việc bảo mật thông tin. Nên nhân viên không được phép tiết lộ bí mật hoạt động của công ty với bất cứ ai khi chưa được Ban Điều Hành phê duyệt. Nên B phải tuân thủ đúng quy định công ty là không cung cấp. Nghĩa là B đang thực hiện đúng văn hóa kỷ luật trong hành động đúng đắn của mình.

Nhân viên C phòng nhân sự Vì Lao Động: có thể trả lời A vì thông tin mà A hỏi là thông tin mở bởi các quy định về khoảng thu & chi Công Đoàn phí được thể hiện công khai các văn bản pháp luật. Nhưng bạn A không hiểu thì có thể vẫn nói chuyện trong phạm vi đề tài đó. Nhưng luôn luôn nhớ tính tuân thủ kỷ luật của công ty./.

 

 Công ty TNHH MTV Vì Lao Động

01/2023