Đang online: 15  |   Lượt truy cập: 1734102
Trang chủ > Giới thiệu > Giá trị Văn Hóa
Giá trị Văn Hóa

 

04. GIÁ TRỊ VĂN HÓA "CHỦ ĐỘNG"

   

Câu slogan: “Chủ động tạo nên kết quả”

 

 

 (A)  Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Chủ động”:

 

1.              Các biểu hiện tích cực của văn hóa “Chủ động”:

 

-          Chủ động học hỏi, tìm hiểu, cập nhật thông tin liên quan đến việc được giao  mà không cần nhắc nhở, đôn đốc.

-          Hành động độc lập, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động và chủ động đề nghị hoặc đề xuất giải pháp.

-          Vạch ra những kế hoạch rõ ràng, sắp xếp lịch phù hợp, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện công việc, thúc đẩy những công việc sắp tới.

-          Xung phong nhận nhiệm vụ. Tích cực trong mọi việc, đưa ra đề xuất, ý tưởng, chia sẻ ý kiến ​​của bản thân và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm

-          Không ngại đặt câu hỏi khi cần sự giúp đỡ hay khi không hiểu rõ nhiệm vụ được giao từ đồng nghiệp, cấp trên. Chủ động chia sẻ cùng nhau để giải quyết, hoàn thành mục tiêu chung.

-          Quan tâm đến hoạt động nhóm, tổ chức, những kế hoạch chung,.. để chủ động hỗ trợ hoặc nhắc nhở, góp ý khi nhận thấy có những việc gây ảnh hưởng đến hình ảnh, chậm tiến độ công việc,… nhằm mục đích đem đến điều tốt đẹp trong tổ chức tập thể.

ht

 

2.              Cách hiểu văn hóa “Chủ động”:

 

-          Chúng tôi luôn chủ động liên hệ tìm hiểu mong muốn, yêu cầu từ Khách hàng nhằm có thể nắm bắt kịp thời khó khăn, vấn đề mà Khách hàng đang gặp phải để sẵn sàng hỗ trợ, đem đến sự hài lòng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

-          Chúng tôi chịu trách nhiệm về những hành động của mình, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, nhân viên chúng tôi đưa ra hướng xử lý, không bao biện, đổ lỗi, không tìm cách thoái thác, cùng nhau hỗ trợ như đó là một phần nhiệm vụ của mình.

-          Chúng tôi luôn đặt kết quả công việc lên hàng đầu và chủ động tiếp thu một cách chân thành những đóng góp, hướng khắc phục. Từ đó tìm kiếm những giải pháp mới, phương pháp mới, sáng tạo trong công việc mỗi ngày để phục vụ Khách hàng và đem đến những giá trị cao hơn.

-          Chúng tôi tôn trọng và ghi nhận sự chủ động của các thành viên trong doanh nghiệp, thấu hiểu và đồng cảm, tạo điều kiện để cùng nhau nâng cao nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất vì chúng tôi hiểu chỉ có sự đồng lòng mới tạo nên thành công cho một tập thể chung.

 

3.              Ý nghĩa của văn hoá “Chủ động”

 

     Giúp chúng ta tích cực hơn trong suy nghĩ, hành động linh hoạt và làm chủ được thời gian, hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, ít mắc lỗi, nâng cao hiệu quả việc làm. 

      Nhận được thông tin và xử lý để tìm cách thức tháo gỡ và giải quyết kịp thời, từ đó hạn chế được rủi ro, tổn thất.

-          Tìm kiếm những phương pháp làm việc tiết giản thời gian xử lý thông tin, nâng cao hiệu suất làm việc và có thể tiết kiệm chi phí tốt nhất.

-          Phát huy khả năng sáng tạo thể hiện qua thói quen chủ động tìm kiếm thông tin mới về dịch vụ, quy định pháp luật,… tìm ra vấn đề và những xu thế mới để đảm bảo sẵn sàng cung cấp thông tin đầy đủ, đúng quy định, trung thực nhất cho Khách hàng và đối tác.

-          Giúp dễ hòa nhập và có nhiều cơ hội giao lưu, gặp gỡ. Chủ động sẽ tạo nên uy tín cá nhân, nâng cao các mối quan hệ và nhận được đánh giá cao từ mọi người, trong mọi ngành nghề.

 

4.              Lý do cần có văn hoá “Chủ động”:

 

-          Đánh giá được đúng năng lực nhân viên.

-          Tạo nên nhiều giá trị, giảm thiểu rủi ro cho công ty.

-          Chủ động trong công việc là biểu hiện tích cực về một lực lượng lao động có kỹ năng và năng suất, có thể mang lại các giá trị lớn lao cho doanh nghiệp.

-          Bộ máy tổ chức công ty hoạt động trơn tru, các phòng ban phối hợp hiệu quả và các kế hoạch khi triển khai thực hiện luôn đạt sự đồng bộ.

-          Cùng làm vì một mục đích chung, giúp nâng cao tinh thần đoàn kết trong tổ chức.

 

5.              Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Chủ động”

 

Làm chủ công việc

Chủ động giúp chúng tôi nắm bắt công việc một cách chính xác, kịp thời nhằm hoàn thành công việc đúng thời hạn. Nếu không chủ động khi có vấn đề phát sinh sẽ dễ đưa bạn vào tình thế bị động và không thể xử lý kịp thời cùng lúc nhiều công việc.

 

Hạn chế rủi ro

Giữa việc nước đến chân mới nhảy và việc chủ động xem xét mọi thứ một cách rõ ràng sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa rủi ro nhờ điều chỉnh và xử lý kịp thời. Đây là một trong những lợi ích quan trọng khi chủ động trong môi trường làm việc. Luôn chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp bạn lường trước cho những tình huống bất lợi có thể xảy ra.

 

Mở rộng những mối quan hệ

Việc chủ động không những sẽ giúp bạn thoải mái, thuận lợi hơn trong việc làm mà còn là yếu tố giúp bạn dễ hòa nhập, gặp gỡ nhiều người và nâng cao các mối quan hệ.

 

Cơ hội

Những người chủ  động trong việc làm đều mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân giúp mọi người nắm bắt thời cơ tốt hơn người thụ động. Với tinh thần chủ động bạn sẽ xây dựng được uy tín cá nhân, khả năng hoàn thành công việc và được đánh giá cao ở nhiều ngành nghề điều mà các doanh nghiệp luôn tìm kiếm. Người chủ động sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc, mang lại thu nhập ổn định.

 

6.              Tập thói quen này như thế nào?

 

Thói quen chủ động có thể hình thành qua một vài cách sau:

Nâng cao trình độ bản thân

Không ngừng trao dồi các kỹ năng làm việc để nâng cao được trình độ bản thân. Rèn luyện những kỹ năng cũ và bổ sung thêm kiến thức mới sẽ là đòn bẩy để giúp bạn thành công. Trải nghiệm thêm những điều mới mẻ sẽ giúp cho bạn trở lên linh hoạt, cứng rắn và chủ động trong công việc hơn.

 

Lập kế hoạch cho những công việc mà bạn phải hoàn thành trong ngày, trong tuần, trong tháng,...

 

Vạch ra tất cả những công việc mà bạn cần làm và sắp xếp lịch làm việc cho phù hợp. Như vậy, bạn đã loại bỏ ra được thời gian lãng phí vô ích, làm những việc không cần thiết, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện công việc, thúc đẩy những công việc cho tuần kế tiếp..

Ưu tiên các công việc được xác định theo mức độ khẩn cấp, quan trọng.

Từ đó Vì Lao Động đã xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ công ty http://vilado.vn/ để báo cáo kết quả công việc nhân viên đã làm được trong ngày, kế hoạch của ngày tiếp theo, những điều cần cải thiện… đó là tiền đề giúp chúng tôi luôn hướng đến ngày mai hoàn thiện hơn, làm tốt hơn với tinh thần chủ động.

Việc lập kế hoạch trước sẽ giúp các cá nhân hiểu rõ và thực hiện một cách có trình tự. Khi chủ động có kế hoạch các cá nhân sẽ lường trước được rủi ro, đảm bảo công việc chạy đúng thời hạn giúp Công ty tránh được các sai sót, tạo được niềm tin, uy tín, chất lượng dịch vụ.

 

Chia nhỏ công việc.

 

Chúng ta thường chần chừ và cảm thấy chán nản khi gặp những công việc khó khăn, phức tạp. Vậy nên, hãy chia nhỏ công việc thành những việc nhỏ và bạn giải quyết nó từng chút một, cho đến khi bạn nhanh chóng hoàn thành và đạt kết quả hơn mong đợi. 

 

7.              Thực thi từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ - Công Nhân viên

 

-          Đảm bảo rằng Ban giám đốc và các trưởng bộ phận truyền đạt giá trị cốt lõi và mục tiêu doanh nghiệp đúng cách.

-          Triển khai trao đổi, chia sẻ các tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này trong tổ chức Vì Lao Động.

-          Lên danh sách công việc, quy trình thực hiện để các nhân viên nắm bắt được việc làm nhanh nhất.

-          Tạo môi trường làm việc thân thiện, thoải mái.

 

8.              Cách thức triển khai

 

-          Tạo các buổi trao đổi, chia sẻ tình huống thực tiễn để mọi người cùng rút kinh nghiệm.

-          Cùng nhau chia sẽ các câu chuyện thật trong cuộc sống thể hiện được tinh thần : “Chủ động” để cùng nhau nhân rộng tấm gương, việc làm này.

-          Thực hiện vinh danh, ghi nhận với các cán bộ trong công ty thể hiện tốt văn hóa này.

   (B)   Các ví dụ về văn hoá xem trọng “Chủ động”

Ví dụ 1:

Nhân viên chủ động liên hệ với Khách hàng để kiểm tra lại thời gian nào Công ty Khách hàng bắt đầu có khả năng dự kiến tăng cao sản lượng đơn hàng, chu trình đó kéo dài khoảng chừng bao lâu để bàn bạc, trao đổi thảo luận với Khách hàng trước. Chủ động báo cáo tình hình với cấp trên, trao đổi kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó chủ động chuẩn bị sẵn danh sách chờ việc, tuyển dụng thêm nhân sự để đáp ứng nhu cầu công tác sản xuất tại kho của Khách hàng.

 

+ Biểu hiện phù hợp: 

-          Chủ động tìm hiểu thông tin, nắm bắt nhu cầu của Khách hàng tại các mùa cao điểm, tăng cường sản xuất trong năm.

-          Chuẩn bị trước danh sách người lao động dự phòng, luôn sẵn sàng cung ứng khi có nhu cầu.

 

Ví dụ 2:

 

Anh A phụ trách theo dõi BHXH, đến cuối tháng Khách hàng báo tăng BHXH số lượng lớn, anh A không có thông tin để báo tăng bảo hiểm.

+ Biểu hiện chưa phù hợp: 

-          Không theo dõi tình hình biến động nhân sự tại mục tiêu.

-          Báo tăng/ giảm chậm trễ gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia BHXH của người lao động.

 

+ Khắc phục:

-          Anh A cùng các anh chị đồng nghiệp liên hệ xin thông tin để kịp báo tăng BHXH.

-          Anh A lưu trữ thông tin người lao động tại thời điểm người lao động vào làm.

-          Liên hệ trao đổi với Khách hàng về thời gian nhận thông báo tăng/ giảm Bảo hiểm.

Ví dụ 3:

Khi Khách hàng có nhu cầu tuyển dụng số lượng nhân sự lớn, cần cung cấp trong khoảng thời gian ngắn, bộ phận Giám sát có nhờ hỗ trợ từ các phòng ban để kịp đáp ứng Khách hàng. Trong khi mọi người dành ra thời gian để đăng tin tuyển dụng trên các trang mạng xã hội giúp đỡ nhau thì anh A không quan tâm vì không phải công việc chính của mình.

 

+ Biểu hiện không phù hợp:            

-          Anh A không coi công việc của tập thể là việc chung, không hỗ trợ đồng nghiệp khi họ cần sự giúp đỡ.

 

+ Khắc phục:

-          Anh A hỗ trợ đăng tin tuyển dụng trên các trang mạng xã hội.

-          Lưu thông tin người lao động ứng tuyển để chuyển tới bạn phụ trách tuyển dụng.

-          Biết nghĩ và quan tâm đến đồng nghiệp, mục tiêu chung nhằm mục đích đem đến điều tốt đẹp trong tổ chức tập thể.

Ví dụ 3:

Nhân viên chủ động liên hệ với Khách hàng để kiểm tra lại thời gian nào Công ty Khách hàng bắt đầu có khả năng dự kiến tăng cao sản lượng đơn hàng, chu trình đó kéo dài khoảng chừng bao lâu để bàn bạc, trao đổi thảo luận với Khách hàng trước. Chủ động báo cáo tình hình với cấp trên, trao đổi kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó chủ động chuẩn bị sẵn danh sách chờ việc, tuyển dụng thêm nhân sự để đáp ứng nhu cầu công tác sản xuất tại kho của Khách hàng.

 

+ Biểu hiện phù hợp: 

-          Chủ động tìm hiểu thông tin, nắm bắt nhu cầu của Khách hàng tại các mùa cao điểm, tăng cường sản xuất trong năm.

-          Chuẩn bị trước danh sách người lao động dự phòng, luôn sẵn sàng cung ứng khi có nhu cầu.

 

 Công ty TNHH MTV Vì Lao Động

 

01/2023